Nội dung tập huấn tập trung vào việc thảo luận, phân tích, so sánh làm rõ những điểm mới của Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Yêu cầu đánh giá, mục đích đánh giá; Nội dung và cách thức đánh giá (Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ; đánh giá học sinh khuyết tật; hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá); Sử dụng kết quả đánh giá (xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; khen thưởng) và việc chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Đặc biệt, để giúp cán bộ giáo viên của trường hiểu sâu hơn về bản chất của việc đánh giá học sinh bằng nhận xét, tại buổi chuyên đề này đ/c: P.Hiệu trưởng (Nguyễn Xuân Tình) và hai đ/c Tổ trưởng chuyên môn triển khai nội dung.
Thông tư 22 là sự tiếp nối của Thông tư 30, đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh hay đánh giá nhằm mục đích khuyến khích, giúp đỡ học sinh phấn đấu ngày một tốt hơn trong học tập, rèn luyện và làm người. Việc đánh giá theo ba mức sẽ cung cấp kịp thời những thông tin phản hồi giúp học sinh nhận ra mình thiếu những gì so với chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Trong thời gian tới, tiếp tục chỉ đạo các tổ sinh hoạt tổ chuyên môn, đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ đánh giá học sinh theo đúng tinh thần của Thông tư 22 nhằm đưa các hoạt động chuyên môn của nhà trường phát triển một cách toàn diện.
Sau buổi chuyên đề các giáo viên rất phấn khởi với những đổi mới của Thông tư 22 đã giảm bớt được gánh nặng về đánh giá thường xuyên và các loại hồ sơ trước đây.
Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục có những chủ trương đột phá về giáo dục nhằm giúp giáo viên và các nhà quản lý giáo dục hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ trồng người cho đất nước.