Đánh giá học sinh tiểu học: Giáo viên rối bời
- Thứ sáu - 30/01/2015 16:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Học sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản - Hà Nội trong giờ học bài. (Ảnh: Ngọc Châu)
Hay nhưng gấp
Để ghi nhận ý kiến từ cơ sở, vừa qua, Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều đoàn công tác về các địa phương. Chuyến đi Hà Nam gần đây là một trong các cuộc làm việc đó. Tại hội trường UBND xã miền núi Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, hơn 120 hiệu trưởng trường tiểu học cùng rất nhiều chuyên viên tiểu học phòng GD-ĐT các huyện thị của tỉnh Hà Nam đã có mặt, cùng chia sẻ những thắc mắc và lắng nghe giải đáp từ các đại diện của Bộ GD-ĐT.
Cô giáo Lê Thị Huyền, Trường Tiểu học Thanh Lưu cho biết, điều các cô giáo mất nhiều thời gian là suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ chính xác nhằm đánh giá học sinh sao cho khách quan khi mà mỗi em đều có năng lực khác nhau.
“Với những em không có sai sót thì không vấn đề gì. Nhưng với những em làm bài nhiều sai sót thì khi nhận xét giáo viên có phải nhất thiết viết đủ 3 ý: khen, nêu khuyết điểm, nêu biện pháp khắc phục? Thực tế, với biện pháp khắc phục thì giáo viên phải diễn giải nhiều, việc viết tất cả những gì cần diễn giải ra thì làm sao thực hiện xuể khi mà một lớp có nhiều học sinh làm sai? Liệu Bộ có chấp nhận giáo viên chỉ cần nêu khuyết điểm rồi trực tiếp nhận xét bằng lời?”, cô Huyền băn khoăn.
Cũng là giáo viên Trường TH Thanh Lưu, cô Trần Thị Hạnh thì thắc mắc Bộ GD-ĐT có quy định cứng về số lượng, nội dung nhận xét của giáo viên trong quá trình đánh giá thường xuyên học sinh hay không? Một cán bộ quản lý Trường TH Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý - Hà Nam thì chia sẻ một khó khăn lớn mà giáo viên phải thực hiện là làm sao lựa chọn ngôn từ đúng để nhận xét phản ánh được tính chất mức độ của từng học sinh.
Theo cô Trịnh Tuyết Lan, chuyên viên Phòng GD-ĐT TP Phủ Lý, phần lớn giáo viên và cán bộ quản lý ở Phủ Lý nhận thức được những tư tưởng mới, tiến bộ trong quy định của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh tiểu học (mà các thầy cô vẫn gọi tắt tên quy định là thông tư 30).
“Vì nó mới nên rất khó. Qua thực tế dự giờ, tôi nhận thấy giáo viên rất khó khăn ở khâu tư vấn và phát hiện các vấn đề tiếp theo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Nếu làm theo cách cũ, tức là giúp học sinh có kiến thức, thì đơn giản hơn. Bây giờ giáo viên phải đóng vai trò tư vấn cho các em chọn kiến thức đúng, các thầy cô than phiền là chưa quen.
Tôi cho rằng quy định mới này tuy hay nhưng ra đời sớm quá, chúng tôi chưa chuẩn bị được tâm lý đón nhận một trách nhiệm lớn cho giáo viên. Do đó hiện nay chúng tôi rất cần giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ. Giáo viên chúng tôi muốn được tư vấn nhiều hơn, được hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn”, cô Lan nói.
Nên ứng dụng công nghệ thông tin
Qua ghi nhận của chúng tôi, giáo viên ở các địa phương khác cũng chia sẻ rất nhiều “tâm tư” về thông tư 30. Một vấn đề gây nhiều bức xúc cho các thầy cô là quá nhiều sổ buộc giáo viên phải ghi chép. Cô giáo Lệ Hằng ở Bắc Giang cho biết, ở trường cô vừa có đợt kiểm tra sổ theo dõi chất lượng giáo dục, “trên” yêu cầu phải “ghi hết, ghi chi tiết, ghi đầy đủ” từng nội dung từng em.
Một cô giáo khác cũng ở Bắc Giang cho biết, cô được phổ biến với sổ theo dõi phải ghi rõ các điểm nổi bật, hạn chế và giải pháp của giáo viên đối với học sinh đầy đủ của các môn; Mỗi tháng nhận xét tất cả học sinh trong lớp, không được bỏ sót. Với vở học sinh, giáo viên phải nhận xét 1/5 số học sinh trong lớp, hôm nào cũng thế, môn nào cũng vậy.
Cô Lê Thanh Thủy, giáo viên Trường TH Lương Sơn 2, Thường Xuân, Thanh Hóa, cho hay, trường cô ở miền núi, thường xuyên thiếu giáo viên phải dạy dồn, dạy ghép. Học sinh dân tộc nhiều, hộ nghèo đông, trình độ dân trí thấp. Giáo viên chỉ lo dạy sao cho có chất lượng cũng đã “bở hơi tai”.
Cô Thủy đề xuất: “Theo tôi, với vở học sinh, giáo viên chấm đúng sai hoặc gạch lỗi, em nào đạt từ 5 điểm trở lên vẫn đánh giá điểm, dưới 5 nhận xét và nêu hướng khắc phục để phụ huynh đọc và cùng giáo viên giúp học sinh, bởi với học sinh yếu cô có ghi các em cũng không hiểu để mà khắc phục. Về sổ theo dõi Chất lượng Giáo dục thì chỉ ghi những điểm nổi bật về năng lực. Học bạ chỉ ghi vào cuối năm học. Họp phụ huynh 3 lần/năm học.
Cũng may mà trường tôi lãnh đạo rất linh hoạt, động viên giáo viên chú trọng dạy kỹ năng sống, dạy chữ cho học sinh nên các loại bồi dưỡng thường xuyên được đánh máy, họp hành biên bản cũng sử dụng vi tính, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn đều được in và gửi cho từng giáo viên, giảm họp hành. Có vấn đề cần trao đổi chỉ hội ý nhanh để giáo viên nắm bắt kịp thời nên nói chung giáo viên thấy cũng dễ thở”, cô Thủy cho biết.
Theo cô Lê Minh Tâm, một giáo viên ở Hà Nội, lẽ ra giáo viên bộ môn thì chỉ nên yêu cầu họ nhận xét về kiến thức kỹ năng, cuối kỳ cùng giáo viên chủ nhiệm nhận xét về năng lực - phẩm chất dưới dạng góp ý, bổ sung (nếu cần). Với giáo viên chủ nhiệm, sổ theo dõi Chất lượng Giáo dục chỉ cần ghi những trường hợp đặc biệt cần lưu ý trong tháng. Học bạ duy trì nhận xét mỗi năm một lần, bởi nếu nhận xét theo học kỳ rất dễ bị trùng lặp đâm nhàm.
Theo Quý Hiên
Để ghi nhận ý kiến từ cơ sở, vừa qua, Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều đoàn công tác về các địa phương. Chuyến đi Hà Nam gần đây là một trong các cuộc làm việc đó. Tại hội trường UBND xã miền núi Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, hơn 120 hiệu trưởng trường tiểu học cùng rất nhiều chuyên viên tiểu học phòng GD-ĐT các huyện thị của tỉnh Hà Nam đã có mặt, cùng chia sẻ những thắc mắc và lắng nghe giải đáp từ các đại diện của Bộ GD-ĐT.
Cô giáo Lê Thị Huyền, Trường Tiểu học Thanh Lưu cho biết, điều các cô giáo mất nhiều thời gian là suy nghĩ để lựa chọn từ ngữ chính xác nhằm đánh giá học sinh sao cho khách quan khi mà mỗi em đều có năng lực khác nhau.
“Với những em không có sai sót thì không vấn đề gì. Nhưng với những em làm bài nhiều sai sót thì khi nhận xét giáo viên có phải nhất thiết viết đủ 3 ý: khen, nêu khuyết điểm, nêu biện pháp khắc phục? Thực tế, với biện pháp khắc phục thì giáo viên phải diễn giải nhiều, việc viết tất cả những gì cần diễn giải ra thì làm sao thực hiện xuể khi mà một lớp có nhiều học sinh làm sai? Liệu Bộ có chấp nhận giáo viên chỉ cần nêu khuyết điểm rồi trực tiếp nhận xét bằng lời?”, cô Huyền băn khoăn.
Cũng là giáo viên Trường TH Thanh Lưu, cô Trần Thị Hạnh thì thắc mắc Bộ GD-ĐT có quy định cứng về số lượng, nội dung nhận xét của giáo viên trong quá trình đánh giá thường xuyên học sinh hay không? Một cán bộ quản lý Trường TH Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý - Hà Nam thì chia sẻ một khó khăn lớn mà giáo viên phải thực hiện là làm sao lựa chọn ngôn từ đúng để nhận xét phản ánh được tính chất mức độ của từng học sinh.
“Vì nó mới nên rất khó. Qua thực tế dự giờ, tôi nhận thấy giáo viên rất khó khăn ở khâu tư vấn và phát hiện các vấn đề tiếp theo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức”. - cô Trịnh Tuyết Lan |
“Vì nó mới nên rất khó. Qua thực tế dự giờ, tôi nhận thấy giáo viên rất khó khăn ở khâu tư vấn và phát hiện các vấn đề tiếp theo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Nếu làm theo cách cũ, tức là giúp học sinh có kiến thức, thì đơn giản hơn. Bây giờ giáo viên phải đóng vai trò tư vấn cho các em chọn kiến thức đúng, các thầy cô than phiền là chưa quen.
Tôi cho rằng quy định mới này tuy hay nhưng ra đời sớm quá, chúng tôi chưa chuẩn bị được tâm lý đón nhận một trách nhiệm lớn cho giáo viên. Do đó hiện nay chúng tôi rất cần giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ. Giáo viên chúng tôi muốn được tư vấn nhiều hơn, được hỗ trợ kỹ thuật nhiều hơn”, cô Lan nói.
Nên ứng dụng công nghệ thông tin
Qua ghi nhận của chúng tôi, giáo viên ở các địa phương khác cũng chia sẻ rất nhiều “tâm tư” về thông tư 30. Một vấn đề gây nhiều bức xúc cho các thầy cô là quá nhiều sổ buộc giáo viên phải ghi chép. Cô giáo Lệ Hằng ở Bắc Giang cho biết, ở trường cô vừa có đợt kiểm tra sổ theo dõi chất lượng giáo dục, “trên” yêu cầu phải “ghi hết, ghi chi tiết, ghi đầy đủ” từng nội dung từng em.
Một cô giáo khác cũng ở Bắc Giang cho biết, cô được phổ biến với sổ theo dõi phải ghi rõ các điểm nổi bật, hạn chế và giải pháp của giáo viên đối với học sinh đầy đủ của các môn; Mỗi tháng nhận xét tất cả học sinh trong lớp, không được bỏ sót. Với vở học sinh, giáo viên phải nhận xét 1/5 số học sinh trong lớp, hôm nào cũng thế, môn nào cũng vậy.
Cô Lê Thanh Thủy, giáo viên Trường TH Lương Sơn 2, Thường Xuân, Thanh Hóa, cho hay, trường cô ở miền núi, thường xuyên thiếu giáo viên phải dạy dồn, dạy ghép. Học sinh dân tộc nhiều, hộ nghèo đông, trình độ dân trí thấp. Giáo viên chỉ lo dạy sao cho có chất lượng cũng đã “bở hơi tai”.
Cô Thủy đề xuất: “Theo tôi, với vở học sinh, giáo viên chấm đúng sai hoặc gạch lỗi, em nào đạt từ 5 điểm trở lên vẫn đánh giá điểm, dưới 5 nhận xét và nêu hướng khắc phục để phụ huynh đọc và cùng giáo viên giúp học sinh, bởi với học sinh yếu cô có ghi các em cũng không hiểu để mà khắc phục. Về sổ theo dõi Chất lượng Giáo dục thì chỉ ghi những điểm nổi bật về năng lực. Học bạ chỉ ghi vào cuối năm học. Họp phụ huynh 3 lần/năm học.
Cũng may mà trường tôi lãnh đạo rất linh hoạt, động viên giáo viên chú trọng dạy kỹ năng sống, dạy chữ cho học sinh nên các loại bồi dưỡng thường xuyên được đánh máy, họp hành biên bản cũng sử dụng vi tính, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn đều được in và gửi cho từng giáo viên, giảm họp hành. Có vấn đề cần trao đổi chỉ hội ý nhanh để giáo viên nắm bắt kịp thời nên nói chung giáo viên thấy cũng dễ thở”, cô Thủy cho biết.
Theo cô Lê Minh Tâm, một giáo viên ở Hà Nội, lẽ ra giáo viên bộ môn thì chỉ nên yêu cầu họ nhận xét về kiến thức kỹ năng, cuối kỳ cùng giáo viên chủ nhiệm nhận xét về năng lực - phẩm chất dưới dạng góp ý, bổ sung (nếu cần). Với giáo viên chủ nhiệm, sổ theo dõi Chất lượng Giáo dục chỉ cần ghi những trường hợp đặc biệt cần lưu ý trong tháng. Học bạ duy trì nhận xét mỗi năm một lần, bởi nếu nhận xét theo học kỳ rất dễ bị trùng lặp đâm nhàm.
Theo Quý Hiên