Website Trường Tiểu học Đức Lạng, Đức Thọ, Hà Tĩnh

http://thduclang.pgdductho.edu.vn


TỔ CHỨC “HÂM NÓNG” CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”

TỔ CHỨC “HÂM NÓNG” CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”
Thực hiện sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện Đức Thọ, thực hiện kế hoạch năm học, trường tiểu học Đức Lạng tổ chức “hâm nóng chuyên đề dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Thực hiện sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện Đức Thọ, thực hiện kế hoạch năm học, trường tiểu học Đức Lạng tổ chức “hâm nóng chuyên đề dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Buổi chuyên đề được tổ chức vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2017, tại lớp 2A trường tiểu học Đức Lạng với tiết Tự nhiên và xã hội bài: Một số động vật sống trên cạn do cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân thực hiện.Thực hiện sự hướng dẫn, chỉ đạo của Phòng Giáo dục huyện Đức Thọ, thực hiện kế hoạch năm học, trường tiểu học Đức Lạng tổ chức “hâm nóng chuyên đề dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
Buổi chuyên đề được tổ chức vào chiều ngày 31 tháng 3 năm 2017, tại lớp 2A trường tiểu học Đức Lạng với tiết Tự nhiên và xã hội bài: Một số động vật sống trên cạn do cô giáo Nguyễn Thị Thanh Xuân thực hiện.
Buổi chuyên đề có sự tham gia của BGH cùng toàn thể giáo viên nhà trường.. Giáo viên lên lớp chuẩn bị chu đáo bài dạy, các đồng chí tham gia chuyên đề theo dõi ghi chép nghiêm túc. 

Tiết học được tiến hành theo đúng các bước của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Bước 1: Giáo viên gợi ý, học sinh nêu ra tình huống có vấn đề về một số loài vật sống trên cạn.

Bước 2: Từ tình huống có vấn đề đó giáo viên định hướng để học sinh dự đoán về các loài vật sống trên cạn, học sinh lựa chọn và kể ra các loài vật sống trên cạn. Các nhóm thảo luận và trình bày các dự đoán của nhóm mìnhCác nhóm khác được nhận xét sự giống nhau và khác nhau của các dự đoán với nhóm mình.
Bước 3: Từ những dự đoán ban đầu về loài vật sống trên cạn, giáo viên gợi ý để học sinh nêu các ý kiến thắc mắc của mình xoay quanh vấn đề các loài vật sống trên cạn,
Giáo viên lựu chọn những câu thắc mắc điển hình và đúng trọng tâm để ghi bảng.

Từ những câu hỏi thắc mắc đó giáo viên định hướng để học sinh nêu ra các cách có thể thực hiện để giải đáp thắc mắc và lựa chọn cách hợp lý nhất để tiến hành thực nghiệm ngay tại lớp để giúp các em giải đáp thắc mắc.
Cả lớp thống nhất lựa chọn phương án Quan sát để thực hiện.
Bước 4: Quan sát và trình bày các nội dung về một số loài vật sống trên cạn, giáo viên theo dõi, hướng dẫn thêm từng nhóm.



Kết thúc thời gian thảo luận, các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác được nêu nhận xét và đối chiếu với những dự đoán ban đầu để loại ra những dự đoán sai lệch và giữ lại những nội dung chính xác về một số loài vật sống trên cạn. Đây chính là các kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh và chắc chắn rằng các em sẽ ghi nhớ được sâu sắc hơn nội dung bài học.



Bước 5: Giáo viên gợi ý dẫn dắt để học sinh rút ra kết luận và liên hệ về bảo vệ chăm sóc các loài vật, bảo vệ môi trường xung quanh.


Qua tiết chuyên đề mọi người nhận thấy được khi sử dụng phương pháp dạy học này tiết học trở nên sôi nổi, nhẹ nhàng, học sinh rất hứng khởi khi tham gia thảo luận dự đoán và trình bày kết quả. Kiến thức được học sinh tự chiếm lĩnh và ghi nhớ sâu sắc hơn những nội dung cần thiết.

Tác giả bài viết: Nguyễn Xuân Tình

Nguồn tin: Nhà trường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây