Website Trường Tiểu học Đức Lạng, Đức Thọ, Hà Tĩnh

http://thduclang.pgdductho.edu.vn


Câu chuyện dự thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện

Câu chuyện"Cô bé đáng thương"
 
Năm học 2013 -2014 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4A. Lớp tôi chủ nhiệm có 20 học sinh em thì có gia đình khá giả, được sống trong vòng tay chăm bẵm của bố mẹ. Có em hoàn cảnh lại khó khăn thiếu thốn, bố mẹ phải đi làm ăn xa.  Lại có em phải sống cùng ông bà nội ngoại. Một năm học với biết bao nhiêu kỉ niệm buồn vui bên học trò, nhưng có một kỉ niệm chắc chắn sẻ theo tôi suốt cuộc đời làm nghề giáo. Câu chuyện tôi kể sau đây là câu chuyện kể về một cô bé học trò ở thôn Tân Quang, xã Đức Lạng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
          Thùy Nhi là một cô bé rất ngoan, ít nói, bố Thùy Nhi đã mất trong vụ tai nạn bị điện giật. Nhà còn lại bốn mẹ con và ông bà nội ghánh nặng cơm áo đè nặng trên đôi vai người mẹ trẻ. Vì quá vất vả nên Thùy Nhi được mẹ gửi về ở với bà ngoại, còn mẹ và 2 chị sống ở quê nội Sơn Thủy- Hương Sơn để chăm sóc ông bà nội và thờ phụng bố. Thùy Nhi ở với bà nhà chỉ có hai bà cháu, bà của Thùy Nhi năm nay đã ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu, lại không có nguồn thu nhập nào khác ngoài nuôi mấy con gà và trồng mấy luống rau. Thùy Nhi là một học sinh khá giỏi của lớp, chữ viết của em khá đẹp nhưng dường như em còn tự ti về hoàn cảnh của mình nên ít cười đùa với các bạn. Nhận thấy hoàn cảnh và tính cách của Thùy Nhi như vậy nên tôi và tập thể lớp thường xuyên động viên giúp đỡ em.
          Tôi để ý trong lớp thấy dạo này Thùy Nhi có những biểu hiện khác thường, không để ý học bài, ngồi học thường hay nghỉ đâu đâu không tập trung. Tôi đến bên hỏi: Em sao thế? Em mệt ạ? Thưa cô, em không mệt, không sao đâu cô ạ. Rồi em lảng tránh những câu hỏi của tôi. Tôi chưa kịp nghỉ chuyện gì đã xảy ra với cô bé.  Hôm đó, vào một chiều thu tôi đanng say sưa giảng bài quay xuống thấy Thùy Nhi có vẻ mệt em cứ ngáp ngắn, ngáp dài. Tôi đến bên em hỏi: Em thấy mệt cô cho em nghỉ học đó. Thưa cô, không em không em không sao đâu ạ. Tôi yên tâm trở lại bài giảng của mình một lúc sau thấy em gục đầu xuống bàn, tôi đến bên nhưng em cũng không biết, cô ban Ngọc ngồi bên cạnh đá vào chân em. Cô giáo, cô gọi cậu
đấy, dậy đi, dậy đi....Thùy Nhi ngửng đầu lên đôi mắt đỏ hoe  nhìn tôi có vẻ sợ
sệt lắm. Tôi vỗ vào vai em hãy đi rửa mặt đi rồi vào học tiếp. Thùy Nhi chạy vội đi rửa mặt vừa ra khỏi cửa lớp đã nghe tiếng“ phịch”. Tôi hốt hoảng chạy ra thấy Thùy Nhi đã nằm xoài trên sân. Tôi lo lắng hỏi:
-Em có sao không ? Em phải cẩn thận chứ?
Thùy Nhi mếu máo: Em không đau đâu cô ạ.
 Đỡ cô bé đứng dậy, phủi quần áo cho em tôi thấy quần áo em lấm lem tôi bảo: Em về thay quần áo tắm rửa nhờ bà ngoại giặt quần áo cho nhé. Nghe tôi nói vậy em chảy dài hai hàng nước mắt. cô ơi! bà ngoại cháu ốm nặng cả tuần nay bà không dậy được, cả đêm qua bà không ngủ được em phải dậy sắc thuốc cho bà cả đêm. Nghe vậy tôi đã hiểu lí do vì sao cả tuần nay Thùy Nhi có biểu hiện mệt mỏi như vậy. Tôi dỗ dành em con nín đi, đứng dậy vào lớp với cô nào.
          Chiều hôm đó, sau khi dạy xong tôi chở Thùy Nhi về nhà đập vào mắt tôi là ngôi nhà đơn sơ, nhỏ bé khuất sau lùm cây, xung quanh mấy luống rau đã ngập cỏ. Tôi đến bên chào bà và giới thiệu là cô giáo của Thùy Nhi bà mừng lắm bà cảm ơn cô giáo đã quan tâm đến bà cháu.
          Rời khỏi nhà bà cháu Thùy Nhi lòng tôi thấy buồn vô cùng. Tôi băn khoăn mãi, sao mới tí tuổi đầu mà Thùy Nhi đã phải chịu nhiều mất mát khổ sở thế kia. Bằng tấm lòng chân tình của mình tôi động viên em khi chiếc bút, khi cuốn vở. Đồng thời tôi báo cáo hoàn cảnh của em tới BGH nhà trường . Nhà trường đã có những ưu ái hơn với Thùy Nhi. Hội phụ huynh của lớp cũng đã giúp đỡ em. Nhờ thế mà Thùy Nhi cũng dần bớt đi những khó khăn, em ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.
          Thế rồi vào một buổi học cuối tuần tôi và cả lớp đang tuyên dương những thành tích mà Thùy Nhi đã đạt được trong tuần học vừa qua. Bổng có tiếng gọi lớn: Thùy Nhi về thôi con bà ngoại con đã mất rồi. Thùy Nhi mặt tái nhợt đi, òa
khóc chạy theo bác hàng xóm về nhà. Cả lớp lặng im không ai nói được câu nào, lòng tôi quặn đau. Hôm sau BGH cùng cô trò tôi đến viếng và chia buồn cùng gia đình.An táng bà ngoại xong Thùy Nhi vẫn tiếp tục trở lại lớp học nhìn em trầm hơn mọi ngày tôi hiểu nổi đau mất mát người bà yêu quý trong em quá lớn với một em bé mới 9 tuổi đầu. Năm học đó như để đền đáp công ơn của mọi người dành cho em Thùy Nhi đã đạt giải Nhì trong cuộc thi Toán qua mạng.
          Bây giờ Thùy Nhi đã là học sinh lớp 6 rồi, dù hoàn cảnh khó khăn nhưng năm nào em cũng đạt học sinh giỏi và là tấm gương sáng trong phong trào vượt khó học giỏi. Thỉnh thoảng em có đến nhà tôi chơi, em tâm sự:  “Bây giờ nhà em đã được Hội phật giáo cho xây nhà to hơn rồi cô ạ, lớn lên em muốn làm một cô giáo như cô. Em cảm ơn cô nhiều lắm nhờ cô và mọi người mà em đã vượt qua khó khăn”. Vâng câu chuyện xảy ra đã 3 năm rôi nhưng tôi còn thấy như hôm qua đây thôi. Tôi xem đó như bài học kinh nghiệm, mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần quan tâm, dành cho các em nhiều tình yêu thương hơn nữa, để các em có thêm nhiều tiếng cười, nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc hơn nữa.
          Câu chuyên của tôi xin được khép lại tại đây, xin cảm ơn BGKvà quý thầy cô giáo

Tác giả bài viết: Trần Thúy Hường

Nguồn tin: Tổ chuyên môn 1+2+3

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây